Phân Biệt nhanh Shipper – Consignee, Seller-Buyer trong xuất nhập khẩu
Thứ sáu - 25/02/2022 22:45
Phân Biệt nhanh Shipper – Consignee, Seller-Buyer trong xuất nhập khẩu
Shipper – consignee, seller-buyer là gì rất nhiều người nhầm lẫn và khó phân biệt được trên bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Tưởng đơn giản nhưng nếu không hiểu bản chất bạn sẽ làm sai hoàn toàn nghiệp vụ, nếu bạn là người thường xuyên nhầm lẫn thì nên đọc bài viết này nha. Trên hợp đồng ngoại thương thể hiện 2 chủ thể: seller -buyer nhưng trên vận đơn thường show: shipper – consignee trên chứng từ. Nhiều trường hợp cụ thể bạn nhìn vào sẽ hiểu được đúng bản chất của nó nhưng 80% trường hợp nội dung thể hiện như vậy nhưng bản chất giao dịch thực sự không thể hiện đúng bên mua,bên bán.
bán hàng Người bán và người mua thể hiện thực trên hợp đồng ngoại thương
I, Người bán (Seller), người mua (Buyer) , người gửi (shipper), người mua (consignee) là gì Như chúng ta đã biết, hoạt động mua bán xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán. Đối với các nghiệp vụ khác nhau và đặc thù của chứng từ mà người mua và người bán sẽ có những tên gọi khác nhau
– Trong họp đồng mua bán. Người bán sẽ được gọi là Seller – Người bán / Export – Nhà xuất khẩu
– Khi phát hành LC thanh toán trong ngân hàng: người bán sẽ gọi là người thụ hưởng – Beneficiary/ người mua sẽ gọi là Remitter – người thanh toán hay người trả tiền.
– Trong quá trình vận chuyển hàng hóa khi phát hành vận đơn Bill of Lading: Người bán sẽ là Shipper/Người mua là Consignee.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào người bán cũng có đầy đủ chức năng của một nhà xuất khẩu vì theo quy định doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu với trường hợp sau:
Có thành lập đăng ký kinh doanh Trên đăng ký ký doanh có đăng ký mục hàng cần xuất khẩu và có chức năng xuất khẩu Có kiến thức nghiệp vụ về xuất nhập khẩu để trực tiếp triển khai lô hàng Xin được các loại giấy phép cần thiết đề chứng minh xuất xứ, chất lượng, cấu tạo thành phần sảm phẩm ( nếu cần) . Với trường hợp doanh nghiệp tìm được bên nhập khẩu mà không thể hoàn thiện thủ tục ngay để xuất khẩu hàng, khi đó, họ sẽ nhờ một bên thứ ba làm dịch vụ gửi hàng có thể thuê toàn bô dịch vụ xuất nhập khẩu ( ủy thác) hoặc thuê dịch vụ vân tải, cước – trường hợp doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu. Rắc rối bắt đầu phát sinh từ đây nếu bạn không phân biệt được cụ thể ai là người làm thuê, ai là người mua, người bán thực sự sẽ có tình trạng gửi nhầm hàng, gửi debitnote sai người… dẫn tới nhiều hệ lụy vô cùng:
Tôi ví dụ nhỏ thế này: Bên vận tải họ không cần biết bạn là chủ hay FWD chỉ cần biết ai làm việc với họ thì họ sẽ thông báo tình trạng hàng hoặc gửi giấy báo thanh toán với người đó. Công Ty Vinatrain Việt Nam thuê cước bên Biển Đông Shipping đặt cước Sea – Chuyển phát qua Hongkong cho công Ty Nhập B giá xuất FOB.
Nhưng vì bạn chứng từ của VinaTrain và Bên Biển Đông quên chưa note thông tin thanh toán và nhận cước trả tiền. trường hợp Bên B muốn trực tiếp nhận hàng và trả cước vận tải ( Để giảm chi phí thuê agent) bên đầu nhập, không báo trong bill.
Khi hàng tới cảng bên B ra lấy hàng cảng vụ, nhân viên hãng không trả hàng vì thông tin bên người nhận này không được show trên chứng từ mà Biển Đông làm việc với hãng tàu. Lúc này công ty FWD lại phải liên hệ với hãng tàu cung cấp thông tin bổ sung, mất thêm 2 ngày vì chuyển qua nhiều bên và thủ tục với bên này hơi phức tạp vì hải quan họ cũng hỏi do liên quan tới chủ sở hữu hàng thực thụ. Phát sinh thêm phí chỉnh sửa chứng từ, phí lưu kho bãi, phí chìm nổi vs hải quan… tất cả chi vì chút sơ xuất về seller và consignee. Hàng vận chuyển không chỉ qua 1 người vận chuyển những người này gọi là shipper Nhiều trường hợp bạn sẽ thấy người gửi hàng ( shipper)chỉ là trung gian đứng ra mua hàng để bán lại cho nhà nhập khẩu. Cũng như bên phía người mua họ muốn đơn giản hóa thủ tục và chi phí họ sẽ nhờ các công ty Forwarder bên đầu nhập đứng ra nhận hàng.
Lúc này Shipper và Seller, Consignee và Buyer sẽ có những đặc thù và nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bên dưới.
II. Shipper / Seller thể hiện trên chứng từ Seller: là người bán hàng thực sự, hay nhà xuất khẩu đầu tiên, có nhiệm vụ cung cấp hàng hóa cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng và thu về số tiền cuối cùng. Trong một số trường hợp, nếu người bán có đủ tư cách pháp lí và trực tiếp xuất hàng đi nước khác thì Seller cũng chính là người đứng tên thông tin Shipper trên vận đơn.
Vận đơn hoàn hảo do hãng tàu phát hành Vận đơn do hãng tàu phát hành thể hiện thông tin Shipper và Consignee
Hay nói cách khác Seller ở đây cũng chính là Shipper chịu toàn bộ trách nhiệm cho đơn hàng của mình.
Shipper: là nhà vận chuyển, đảm nhiệm việc giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận về thời gian, lịch tàu, hãng bay . Trong một số trường hợp, shipper sẽ là các công ty Forwarder do người bán là Seller ủy thác làm nhiệm vụ xuất hàng- hoặc trường hợp nếu doanh nghiệp trực tiếp làm việc với các đơn vị vận chuyển với các doanh nghiệp lớn như: SamSung, công Ty VinaCafe ( cam kết được sản lượng với hãng tàu) thì đó cũng chính là người bán thực thụ.
III. Buyer / Consignee trên chứng từ là gì Buyer: là người nhập khẩu, là doanh nghiệp cuối cùng nhận hàng và chịu trách nhiệm và đứng tên trong hợp đồng mua bán, chịu trách nhiệm thanh toán cho lô hàng của mình. Nếu trường hợp buyer tự đứng tên và chịu trách nhiệm nhập hàng với hãng vận tải thì khi làm Bill off lading Buyer cũng sẽ đứng tên ở khung Consignee. Lúc này, người bán cũng chính là người nhận hàng.
Consignee: là người nhận hàng từ shipper hoặc người bán.Tthực tế, rất nhiều buyer không có chức năng nhập khẩu, hoặc không care được hết các nghiệp vụ trong quá trình làm hàng nhập, muốn đơn giản hóa thủ tục giao cho bên thứ ba đứng ra làm thủ tục. Thì khi đó consignee sẽ là bên thứ ba. Và khi nhận hàng xong bên thứ ba này mới giao lại cho người nhập khẩu là Buyer.
Lúc này Consignee cũng chính là forwarder đầu nhập với trường hợp thuê dịch vụ hoặc thuê nhập ủy thác.
người nhận Xuất nhập khẩu ủy thác là trường hợp người bán, mua trên hợp đồng không thực chất là người trả tiền và sở hữu hàng
Như vậy mình hiêu với nhau: trên hợp đồng ngoại thương ( sales contract, P0, thư thỏa thuận xuất nhập hàng, Hợp Đồng Mua hàng ) thì seller – Buyer là người sở hữu hàng thực thụ có trách nhiêm trả chi phí cho việc mua bán hàng hóa.
Còn trên bộ chứng từ làm thủ tục khai báo hải quan thì tùy trường hợp để biết ai là người bàn – mua thực tế.
Việc xác định đúng vai trò của các bên liên quan để tránh các lỗi phát sinh ảnh hưởng đến việc nhận hàng, giao hàng và thanh toán. Bỡi đơn giản, Shipper không phải lúc nào cũng là người bán mà chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ gửi hàng. Cũng như Buyer không phải lúc nào cũng trực tiếp nhận hàng mà sẽ do Consignee – Bên thứ 3 đảm bảo.