Hợp Đồng Xác Lập Thông Qua Đại Diện Theo Pháp Luật:

Thứ sáu - 18/02/2022 22:03
Hợp Đồng Xác Lập Thông Qua Đại Diện Theo Pháp Luật:
HỢP ĐỒNG XÁC LẬP THÔNG QUA ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT:
Ngày đăng : 24/11/2021
Tình tiết sự kiện:
Tồn tại một hợp đồng mua bán được xác lập năm 2009 giữa Công ty Đài Loan, Trung Quốc (Nguyên đơn - Bên bán) và Công ty Việt Nam (Bị đơn - Bên mua). Về phía Bị đơn, hợp đồng có nêu người đại diện là ông D. Khi có tranh chấp, Bị đơn cho rằng “các thông tin mà Nguyên đơn nại ra về tư cách đại diện của ông D là không chính xác” để phủ nhận hợp đồng. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài xác định hợp đồng vẫn ràng buộc Bị đơn.
Bài học kinh nghiệm:
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân buộc phải tham gia vào các giao dịch thông qua người đại diện. Người này có thể là đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền như khoản 3 Điều 86 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự”. Hướng tương tự vẫn được duy trì tại Điều 85 Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó “Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền”. Khi giao dịch do người đại diện xác lập một cách hợp pháp thì giao dịch này ràng buộc người được đại diện trên cơ sở khoản 4 Điều 139 Bộ luật dân sự năm 2005, khoản 1 Điều 139 Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó “Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập”, “Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện”.
Trong thực tế, đôi khi việc xác định một người đại diện doanh nghiệp xác lập giao dịch có là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hay không cũng gặp khó khăn và vụ việc trên là một ví dụ. Ở đây, Nguyên đơn cho rằng ông D là người đại diện theo pháp luật của Bị đơn nên hợp đồng do ông D xác lập với tư cách đại diện của Bị đơn ràng buộc Bị đơn. Tuy nhiên, “Bị đơn cho rằng ông D là thành viên góp vốn Công ty, nhưng không thường trú tại địa chỉ ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Nguyên đơn trích lục từ website của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, các thông tin mà Nguyên đơn nại ra về tư cách đại diện của ông D là không chính xác”. Ngoài ra, “Bị đơn còn xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty với mã số doanh nghiệp do Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 30/03/2011 có ghi nhận người đại diện theo pháp luật là bà N”.
Để làm rõ tư cách tham gia, ký tên trên hợp đồng của ông D, Hội đồng Trọng tài đã yêu cầu xác minh về người đại diện theo pháp luật của Bị đơn và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đã trả lời: “Người đại diện theo pháp luật của Công ty là N.T.T.N, địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú tại (...) Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 20/07/2005 Công ty được cấp đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật mới là D, địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú (...) Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 30/03/2011 Công ty được cấp đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật mới là N.T.T.N, địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú: (...) Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh”. Từ đó, Hội đồng Trọng tài kết luận ‘‘từ kết quả xác minh và Văn bản trả lời của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, có căn cứ để cho rằng, vào thời điểm ngày 10/10/2009 là ngày các Bên ký các hợp đồng nói trên, ông D là người đại diện theo pháp luật của Bị đơn” và “quan điểm của Bị đơn nêu trong Bản tự bảo vệ ngày 01/04/2011 cho rằng Công ty không có giao dịch mua bán hàng hóa với Bị đơn là không có căn cứ để được chấp nhận”.
Ở vụ việc này, ông D là đại diện theo pháp luật của Bị đơn khi xác lập giao dịch nhưng sau đó ông D không là đại diện theo pháp luật của Bị đơn nữa (thay vào đó là bà N). Việc thay đổi này không ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của giao dịch mà ông D đã xác lập trước đó với tư cách là người đại diện theo pháp luật. Từ vụ việc này, doanh nghiệp có thể rút ra bài học là chỉ cần người xác lập giao dịch với mình là đại diện theo pháp luật của đối tác ở thời điểm xác lập giao dịch là đủ và việc sau đó người này không còn là đại diện theo pháp luật của đối tác không ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của giao dịch. Doanh nghiệp có người đại diện cũng không thể cho rằng người xác lập giao dịch trước đây không còn là người đại diện theo pháp luật nữa để không chịu sự ràng buộc của giao dịch.
*Bài viết được đăng tải với mục tiêu cung cấp thông tin có giá trị tham khảo, một số nội dung trên mang tính ví dụ tượng trưng.

VISA, VIAC

Nguồn tin: VISAB, VIAC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Skype
Facebook
Zalo
LIÊN HỆ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây